CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG THANH THỊNH

Địa chỉ 1: 172 Tô Hiến Thành, P.15, Quận 10, TP.HCM
Địa chỉ 2: 466 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, T.p HCM
Điện thoại: 0909 00 55 30 - Email:xdddthanh@gmail.com

Hotline Tư Vấn 24/7 0909.00.55.30

Top 10 Loại Cây Nên “Rinh” Ngay Về Phòng Tắm

Bày trí cây xanh phòng tắm là cách giúp không gian trở nên đẹp mướt mát, tràn đầy sức sống; đồng thời khử mùi, thanh lọc không khí và hút ẩm. Vậy với không gian phòng tắm thì bố trí loại cây nào sẽ phù hợp?

Hãy cùng Thanh Thịnh khám phá top 10 loại cây nên trồng trong phòng tắm.

10 Loại Cây Xanh Thích Hợp Cho Phòng Tắm

1. Cỏ lan chi

Top cây nên trồng trong nhà vệ sinh
Cỏ lan chi ( Ảnh minh họa)

Cỏ lan chi hay còn gọi cây dây nhện là lựa chọn tuyệt vời cho không gian phòng tắm. Không chỉ có hình dáng, màu sắc đẹp mắt (lá màu xanh với các sọc trắng ngà), cây còn có sức sống mạnh mẽ, không sợ ẩm ướt và khả năng lọc không khí rất hiệu quả.

Cỏ lan chi có thể loại bỏ formaldehyde và aldehyde formic – chất gây ung thư trong không khí và lọc đến 90% chất độc ở phòng tắm chỉ trong vòng 2 ngày. Với loại cây này, bạn có thể đặt một góc trong phòng tắm hoặc sẽ đẹp hơn nếu treo rủ lá trên tường hay cửa sổ.

2. Cây lô hội

Cây nên trồng trong nhà tắm, phòng vệ sinh
Cây lô hội ( Ảnh minh họa)

Lô hội được biết đến là loài cây mang đến nhiều tác dụng như làm đẹp, chữa vết thương (bỏng, trầy xước…) và đặc biệt là làm sạch không khí cực kỳ hiệu quả. Cây hút được khí có mùi hăng, độc hại trong phòng tắm như: formaldehyde, cacbondioxit…

Lô hội rất dễ trồng và chăm sóc nên không phải lo lắng tốn nhiều thời gian. Bạn có thể đặt chậu lô hội nhỏ trên kệ, gần bồn phòng tắm, bậc cửa sổ, trong góc phòng hay treo tường tùy ý.

3. Hoa lan

Hoa Lan trồng trong phòng tắm giúp giảm độ ẩm trong phòng tắm
Hoa lan ( Ảnh minh họa)

Nếu yêu hoa thì bạn có thể bố trí chậu lan ở bồn rửa mặt hoặc treo tường phòng tắm. Nhờ vẻ đẹp tinh tế, quý phái, hoa lan sẽ giúp căn phòng trông hút mắt và sang xịn hơn rất nhiều, nhất là những phòng tắm bày trí nội thất hiện đại.

Rễ lan không nằm trong đất nên có thể lấy nước lơ lửng từ không khí – giảm độ ẩm trong phòng tắm. Lan có rất nhiều loài, tùy vào đặc điểm riêng sẽ có cách chăm sóc phù hợp. Ban có thể tham khảo một số loài dễ trồng, dễ chăm sóc như: Dendrobium, Phalaenopsis…

4. Cây bạc hà

Trồng cây bạc hà trong phòng tắm giúp giảm mùi hôi
Cây bạc hà ( Ảnh minh họa)

Cây bạc hà với mùi thơm đậm là lựa chọn đáng tham khảo giúp khử mùi hôi ẩm trong phòng tắm. Loài cây này còn có tác dụng khử độc, diệt khuẩn, đuổi muỗi và côn trùng tốt.

Bạc hà ưa thích ánh sáng lẫn bóng râm nên cây vẫn có tỷ lệ sống và phát triển cao trong môi trường ẩm ướt, thiếu sáng như phòng tắm.

5. Cây thường xuân

Cây thường xuân giúp hút các khí độc trong phòng tắm, nhà vệ sinh
Cây thường xuân ( Ảnh minh họa)

Cây thường xuân ưa thích ẩm ướt, leo bò tự nhiên và sống tốt dưới ánh đèn huỳnh quang nên rất thích hợp trồng trong phòng tắm.

Loài cây này có tác dụng hấp thụ các chất độc hại: benzen, phenol, formaldehyde, nicotin gây ung thư từ khói thuốc lá…, diệt vi khuẩn – mang đến không gian trong lành, bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

6. Cây trầu bà

Cây trầu bà có khả năng loại bỏ khí độc trong phòng vệ sinh
Cây trầu bà ( Ảnh minh họa)

Được biết đến là loài cây thân thảo leo có khả năng loại bỏ khí độc, hóa chất bay hơi (toluene, benzene, cacbondioxit, formaldehyde…) hiệu quả – cây trầu bà rất được yêu thích trong trang trí phòng tắm.

Trầu bà rất dễ sống, dễ chăm sóc. Chúng phát triển tốt nhất trong môi trường thủy sinh, độ ẩm cao. Gia chủ có thể treo chậu cây ở gần cửa sổ hoặc bố trí bình cây leo ở góc phòng tắm.

7. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Lá cây nhẵn hình lưỡi giáo với sắc xanh đậm – nhạt, viền vàng rất mắt mắt.

Cây lưỡi hổ có khả năng hút ẩm và các chất gây ô nhiễm trong nhà vệ sinh
Cây lưỡi hổ (Ảnh minh họa)

Ưu điểm của cây lưỡi hổ:

  • Dễ trồng, thích ánh nắng trực tiếp nhưng vẫn có thể sống tốt nơi bóng râm.
  • Lá cây có khả năng hút hơi nước, các chất gây ô nhiễm trong khí: xylene, nitrogen oxide, formaldehyde.
  • Sản xuất ra lượng oxy lớn vào ban đêm, giúp gia chủ cảm thấy thoải mái hơn khi tắm, ngâm bồn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

8. Cây dương xỉ Boston

Cây dương xỉ Boston được mệnh danh là máy lọc không khí
Cây dương xỉ Boston (Ảnh minh họa)

Dương xỉ được mệnh danh là “máy lọc không khí” bởi chúng loại bỏ cực tốt các khí formaldehyde, benzen – bột giặt, toluen độc hại. Ngoài ra, cây còn có thể loại bỏ kim loại gây hại cho sức khỏe như asen, thủy ngân.

Loài dương xỉ Bostom ưa bóng râm nên rất thích hợp đặt trong phòng tắm. Bạn có thể để ở góc phòng gần cửa sổ, bên bồn rửa mặt hay trên kệ tủ…

9. Cây cọ cảnh

Là loại cây ưa bóng râm khi còn nhỏ và ưa sáng lúc trưởng thành. Nếu bạn muốn trồng cây đã lớn trong phòng tắm thì có thể đặt cạnh cửa sổ.

Cây cọ cảnh phù hợp để trồng trong nhà tắm, phòng vệ sinh
Cây cọ cảnh (Ảnh minh họa)

Ưu điểm của cọ cảnh:

  • Thân cây nhỏ, tán lá xòe tròn đẹp mắt – giúp không gian phòng tắm thêm tươi mát mà không chiếm quá nhiều diện tích.
  • Lọc các chất độc hại từ chất tẩy rửa, đồ nhựa, sơn…: trichloroethylene, benzene, formaldehyde.

10. Cây đuôi công

Cây đuôi công có khả năng thanh lọc không khí
Cây đuôi công (Ảnh minh họa)

Khép lại danh sách là cây đuôi công – có sức sống mãnh liệt trong môi trường độ ẩm cao như phòng tắm. Không chỉ có hình dáng đẹp, bộ lá to tròn của cây còn có khả năng thanh lọc không khí và ngăn ngừa dị ứng khá hiệu quả. Đặc biệt, loài cây này khi đạt đến chiều cao tối đa thì sẽ ngừng phát triển nên rất thuận lợi khi bố trí trong phòng tắm.

>>> Đề xuất tham khảo: Top 20+ Loại Cây Thanh Lọc Không Khí – Hút Ẩm Nên Có Trong Nhà Bạn

Lưu Ý Khi Trồng Cây Xanh Trong Phòng Tắm

  • Phòng tắm có độ ẩm cao, ít ánh sáng, thường có mùi hôi và mang các chất độc hại từ sản phẩm tẩy rửa… Do đó hãy chọn cây ưa ẩm ướt, sống được dưới ánh đèn huỳnh quang hay bóng râm và có tác dụng khử mùi, thanh lọc không khí tốt.
  • Không gian tắm thường có diện tích hẹp nên hãy ưu tiên chọn cây kích thước nhỏ, ít cành nhánh, không quá sum suê và trồng được trong chậu để dễ dàng chăm sóc, di chuyển, vệ sinh.
  • Bố trí cây trồng hợp lý để tránh chiếm nhiều diện tích. Các chậu cây nhỏ có thể bố trí ở bồn rửa tay, bậu cửa sổ hoặc treo tường. Còn các chậu lớn thì có thể đặt góc phòng, gần cửa…
  • Chọn chất liệu và màu sắc chậu cây phù hợp với thiết kế phòng tắm. Bạn có thể sử dụng chậu bằng men, sứ hay thủy tinh. Với phòng tắm có tone màu sáng như kem, trắng thì nên lựa chọn chậu màu sắc sặc sỡ để làm điểm nhấn. Còn phòng có tone màu trầm thì chậu cây đơn giản, hoa văn nhẹ nhàng là lựa chọn phù hợp.
  • Phòng tắm đã có độ ẩm cao nên bạn không phải lo lắng về việc tưới nước. Điều quan trọng là cần kiểm tra đất thường xuyên để tránh cây bị ngập úng. Bên cạnh đó, mỗi tuần bạn nên đem các chậu cây ra phơi nắng 1 – 2 lần để cây đủ điều kiện phát triển.

>>> Đề xuất tham khảo: Tổng Hợp Các Mẫu Phòng Tắm Đẹp Cho Nhà Ở

Bài viết đã chia sẻ top 10 loại cây nên trồng trong phòng tắm. Chúc các bạn chọn được loại cây ưa thích để không gian phòng tắm thêm phần ấn tượng, thoáng mát, trong lành.

Video các bước Xây dựng một ngôi nhà đẹp từ đầu đến cuối (xây nhà trọn gói trong 10 phút)

TOP Dịch Vụ Được Quan Tâm Nhất Tại Xây Dựng Thanh Thịnh Trong Tháng Này: Cải tạo nhà quận bình thạnh | Giá sơn chống thấm | Hoàn thiện nhà huyện bình chánh | Nâng tầng nhà quận bình thạnh | Sửa chữa nhà quận bình thạnh | Thi công sàn cemboard quận phú nhuận

Trả lời