Quá trình cải tạo nhà cũ – sửa nhà, sửa chữa nhà cũ xuống cấp đôi khi còn phức tạp hơn cả việc xây mới. Và tất nhiên, gia chủ hoặc các đội thợ/đơn vị thi công có thể mắc lỗi là điều khó tránh. Nên để chuẩn bị tốt cho kế hoạch cải tạo nhà, bạn cần nắm được những sai lầm thường gặp khiến việc sửa trở nên tốn kém, không đem lại kết quả cao.
Bài viết này Thanh Thịnh sẽ điểm danh 10 sai lầm rất nhiều người mắc phải khi cải tạo – sửa chữa nhà. Cùng tham khảo nhé.
Liệt kê 10 sai lầm thường gặp khi sửa chữa nhà, cải tạo nhà cũ và phương án, cách khắc phục đơn giản, tiết kiệm nhất
1 Sửa Chữa Nhà Mà Không Có Kế Hoạch
Nhà của bạn cần sửa chữa nhà, cảo tạo nhà với quy mô lớn hay nhỏ thì cũng nên có một kế hoạch chi tiết, cụ thể. Sở dĩ việc lập kế hoạch quan trọng là bởi:
- Giúp bạn có được cái nhìn tổng thể, bao quát hơn.
- Đưa ra được những dự trù về chi phí, phương án sửa chữa nhà.
- Đảm bảo không xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu sự liên kết.
2 Sửa Chữa Nhà, Cải Tạo Nhà Mà Không Có Giấy Phép
Không chỉ trong khởi công xây dựng nhà mới mà khi bạn muốn sửa chữa nhà, cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp thì bạn cũng cần xin giấy phép sửa chữa – xây dựng hoàn thiện nhà. Điều này sẽ giúp gia chủ:
- Đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn (an toàn của công trình, người thi công, người sống tại đó, người qua lại xung quanh…).
- Tránh bị xử phạt hành chính.
- Tránh được nhiều rắc rối liên quan đến pháp lý, giá trị tài sản… trong tương lai.
3 Sửa sang, muốn hoàn thiện quá nhiều thứ trong căn nhà
Đừng nên nghĩ rằng cứ tiến hành sửa nhà, cải tạo nhà cũ hay nâng tầng nhà càng nhiều thì ngôi nhà của bạn sẽ càng tiện nghi, thoải mái hơn. Thực ra việc sửa sang quá nhiều không gian sẽ khiến cho ngôi nhà trở nên hỗn loạn thật sự đó. Đồng thời, mức chi phí mà bạn phải bỏ ra cũng không hề nhỏ chút nào.
Bởi vậy, thay vì lựa chọn sửa chữa thật nhiều thứ thì bạn nên chú ý vào cải tạo những không gian quan trọng nhất.
4 Sửa chữa nhà mà không có kế hoạch chi phí cụ thể
Cải tạo nhà chắc chắn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ, đặc biệt khi bạn muốn có sự thay đổi lớn trong kiến trúc ngoại thất và nội thất của ngôi nhà. Chính vì thế bạn cần ước lượng được chi phí phải bỏ ra, những rủi ro làm tăng chi phí và xem xét ngân sách của gia đình có phù hợp hay không.
Bạn cần xem xét và tìm hiểu về giá cả thị trường trong thiết kế nhà – thi công nhà, giá nguyên vật liệu trước khi bắt tay vào tiến hành sửa chữa nhà để tránh bị đối giá. Nếu không thể tự lên dự trù kinh phí, hãy tìm một đơn vị cải tạo nhà chuyên nghiệp để có được tư vấn những phương án tốt nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Nếu bạn đang có nhu cầu về nâng tầng nhà ở với chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng và công trình bền chắc thì với dịch vụ nâng tầng nhà bằng vật liệu thông minh tấm Cemboard là đề xuất hợp lý dành cho bạn
5 Tự sửa chữa nhà
Khi quyết định sửa nhà thì ắt hẳn ai cũng muốn mức chi phí phải bỏ ra là ít nhất có thể. Tuy nhiên bạn không nên tự sửa chữa nhà theo ý muốn thay cho việc thuê người làm bởi:
- Kỹ năng của bạn không thể nào bằng thợ sửa chữa nhà chuyên nghiệp.
- Tự ý sửa chữa có thể gây hư hỏng nhà bởi bạn không có kiến thức chuyên môn.
- Chi phí tự sửa chữa nhà đôi khi còn lớn hơn việc thuê thợ bởi những phát sinh ngoài ý muốn.
6 Chọn nhà thầu hoặc thợ sửa chữa nhà dựa trên bảng giá
Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng hay thợ sửa nhà thì tâm lý ai cũng muốn chọn nơi rẻ hơn cả. Nhưng bạn nên hiểu rằng, nếu chi phí thuê quá thấp so với nhiều nơi khác thì có thể đơn vị thi công đó có vấn đề.
Vì thế, nếu có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ sửa chữa nhà, bạn nên chọn những nơi có mức giá không quá chênh lệch nhau, đặc biệt là có uy tín trong ngành. Điều này sẽ khiến bạn yên tâm hơn về nguồn vật liệu mà họ cung cấp cũng như chất lượng công trình.
7 Sửa chữa nhà chạy theo mốt nội thất
Việc bạn muốn không gian sống hiện tại của mình phù hợp với xu thế là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng nơi ở hiện tại có thật sự phù hợp với sự thay đổi đó không? Cụ thể hơn đó là sự ăn ý giữa không gian, nội thất, màu sắc.
Nếu muốn thay đổi ngôi nhà của mình cho thời thường, hợp xu thế thì nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn nhé.
8 Không đo đạc cẩn thận trước khi sửa chữa – cải tạo nội thất
Trong quá trình tiến hành sửa chữa nhà chắc chắn khó tránh khỏi việc xảy ra các tình huống ngoài ý muốn. Chẳng hạn như một số vật dụng nội thất cũ lại không để vừa trong không gian vừa cải tạo, màu sơn mới lại chẳng hòa hợp với vật dụng mà bạn mới mua,…
Rất nhiều vấn đề mà bạn không lường trước được đều có thể xảy ra nếu bạn không tính toán kỹ lưỡng khi sửa chữa nhà. Bởi vậy, muốn tránh khỏi sự bất tiện này thì bạn nên đo đạc cẩn thận, thử nghiệm trước khi bắt đầu sửa chữa cải tạo.
9 Phối hợp đồ nội thất cũ và mới không hợp lý
Sử dụng các món đồ nội thất mới và cũ không phù hợp cũng chính là một trong những lầm khi cải tạo nhà – sửa chữa nhà. Tuy nhiên cách khắc phục cũng dễ dàng hơn so với lỗi khác.
Việc tận dụng đồ cũ là một cách thông minh để tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ trong cải tạo nhà. Nhưng việc bạn lựa chọn và bố trí không hợp lý những món đồ cũ – đồ mới sẽ khiến ngôi nhà trở nên lộn xộn và thiếu thẩm mỹ.
Thông thường các đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ có đội ngũ thiết kế nội thất, bạn có thể nhờ tư vấn để có phương án sửa chữa nhà tối ưu nhất.
10 Làm Tường Không Đều
Khi sửa chữa, cải tạo nhà chắc chắn khó tránh khỏi việc tác động đến các bức tường như: phá vỡ một phần hay toàn bộ để thiết kế lại… Nếu không cẩn thận, không có kinh nghiệm thì có thể làm các bức tường không đều và không bằng phẳng. Như vậy bạn sẽ rất khó lát gạch hoặc để vật dụng như tủ quần áo ngang với bức tường.
Thường để khắc phục lỗi này thì người thi công phải tiến hành sửa chữa tường lại từ đầu nên cần cân nhắc khi cải tạo, tránh mất thời gian, tốn kém chi phí.
11 Lắp Đặt Công Tắc, Ổ Cắm Điện Không Khoa Học Khi Cải Tạo Nhà
Sai lầm tiếp theo thường gặp khi sửa chữa, cải tạo nhà là việc lắp đặt công tắc, ổ cắm điện không khoa học. Việc lắp quá thấp/quá cao hay lắp không đủ/quá nhiều công tắc, ổ cắm điện trong nhà đều gây nên những bất tiện không nhỏ.
Với những gia đình có con nhỏ, yêu cầu công tắc, ổ cắm điện cần lắp đặt cao để đảm bảo an toàn. Tốt hơn hết gia chủ nên đặt công tắc ở độ cao 1.3 m – 1.5 m so với mặt sàn.
Khi thiết kế công tắc trong nhà, hãy đảm bảo có đủ hai công tắc ở phòng ngủ: một công tắc ở cửa ra vào và một công tắc cạnh giường. Điều này sẽ giúp bạn đến giường trong ánh sáng đèn (bật công tắc cạnh cửa) và dễ dàng tắt đèn khi lên giường đi ngủ (chỉ cần nhấn nút công tắc cạnh giường).
Bên cạnh đó cũng đừng nghĩ rằng thiết kế càng nhiều ổ cắm điện thì càng tiện lợi khi sử dụng. Việc này chỉ khiến ngôi nhà của bạn trở thành một “cửa hàng điện” vừa gây mất thẩm mỹ không gian, lại vừa lãng phí tiền bạc. Bởi vậy trước khi cải tạo, sửa chữa nhà bạn nên lên ý tưởng về nơi nào cần sử dụng ổ cắm điện để tính toán số lượng và bố trí cho phù hợp.
Một số vị trí cần lắp ổ cắm điện trong nhà: ở mỗi phòng nên lắp từ 2 – 4 ổ cắm điện. Ưu tiên những nơi đặt các thiết bị điện cố định như tivi, tủ lạnh, máy giặt…
12 Sửa Chữa, Cải Tạo Nhà Mà Không Thay Thế Đường Ống Cũ
Thay thế đường ống cũ rất tốn kém chi phí nên nhiều người thường bỏ qua vấn đề này khi cải tạo, sửa chữa nhà. Nhưng bạn nên hiểu rằng các đường ống cũ sẽ rất dễ vỡ, ảnh hưởng đến thoát nước của ngôi nhà, đồng thời có thể khiến các căn hộ tầng dưới bị ngập.
Thay vì chờ đến lúc bị vỡ thì tại sao bạn không thay đường ống mới ngay khi bắt đầu sửa chữa, cải tạo nhà. Việc này có thể giúp gia chủ đỡ mất thời gian và chi phí hơn so với lúc đã xảy ra sự cố.
13 Chỉ Dùng Một Nguồn Ánh Sáng Duy Nhất Cho Toàn Ngôi Nhà
Thiết kế một nguồn ánh sáng duy nhất cũng là sai lầm thường mắc phải khi sửa chữa, cải tạo nhà. Điều này sẽ làm không gian không đủ sáng, không tạo được bầu không khí mà bạn mong muốn…
Gia chủ nên cân nhắc tạo ra nhiều nguồn sáng bằng cách kết hợp sử dụng ánh sáng nhân tạo (từ hệ thống đèn điện) và ánh sáng tự nhiên: mở thêm cửa sổ, lỗ thu nắng vào những vùng tối trong gia đình hoặc thiết kế giếng trời…
14 Không chuẩn bị các phương án dự phòng trước khi sửa chữa nhà
Để có thể kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong khi sửa chữa nhà, bạn nên chuẩn bị sẵn một số phương án để dự phòng.
Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành, nên dự phòng ít nhất 10-15% thời gian và kinh phí cần sử dụng cho việc cải tạo – sửa chữa nhà. Bởi có rất nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa như: thời tiết cực đoan, tăng giá nguyên vật liệu,…
15 Không giám sát – nghiệm thu kỹ khi sửa chữa nhà
Cho dù với đội thi công sửa nhà riêng lẻ hay một đơn vị thầu chuyên nghiệp thì bạn cũng cần có sự giám sát và nghiệm thu kỹ càng. Bởi thực tế, không phải gia chủ nào khi đọc hồ sơ, kế hoạch sửa chữa nhà của các đơn vị thiết kế đều có thể hiểu rõ chi tiết. Chỉ đến khi bắt tay vào thực hiện, có sự giám sát từng bước thì mới có thể biết được tiến độ như thế nào, năng lực thi công của thợ ra sao.
Tuy với những đơn vị thầu uy tín, chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng xây dựng. Nhưng việc chủ động giám sát và nghiệm thu kỹ càng là một điều không bao giờ thừa, giúp đảm bảo ngôi nhà của bạn cải tạo hoàn thành với chất lượng tốt nhất.
Sửa chữa nhà, cải tạo nhà là quá trình phức tạp và nếu không biết cách, bạn rất dễ thấu chi, không kiểm soát được kinh phí và không hài lòng với không gian sống mới sau cải tạo. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Thanh Thịnh sẽ giúp các bạn có kế hoạch tân trang lại ngôi nhà của mình và đạt được kết quả ưng ý nhất.
Công Ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Thanh Thịnh có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành sửa chữa, cải tạo nhà tại TP HCM. Chúng tôi cam kết mang đến những phương án cải tạo – nâng cấp – sửa chữa nhà tối ưu, giúp bạn hoàn thiện không gian sống của mình một cách hoàn hảo nhất. Mọi thắc mắc về dịch vụ sửa nhà hcm, vui lòng gọi 0909 00 55 30 để được tư vấn giải pháp miễn phí.
Video các bước Xây dựng một ngôi nhà đẹp từ đầu đến cuối (xây nhà trọn gói trong 10 phút)
TOP Dịch Vụ Được Quan Tâm Nhất Tại Xây Dựng Thanh Thịnh Trong Tháng Này: Cải tạo nhà phú nhuận | Giá thi công trần thạch cao | Hoàn thiện nhà hcm | Nâng tầng nhà bình thạnh | Sửa nhà quận 10 | Thi công sàn cemboard quận bình thạnh