Với sự phát triển của ngành xây dựng, ngày càng có nhiều nhà thầu nước ngoài thực hiện các dự án tại Việt Nam. Tuy vậy, theo quy định của pháp luật thì nhà thầu nước ngoài cần phải cần xin giấy phép hoạt động xây dựng trước khi tiến hành dự án.
Bài viết này, Thanh Thịnh sẽ hướng dẫn làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài. Cùng tham khảo nhé.
1. Một Số Điều Khoản Cần Lưu Ý
Theo Khoản 12 – Điều 13 Nghị định 15/2021/NĐ-CP giải thích về Nhà thầu nước ngoài là:
- Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng.
- Năng lực pháp luật dân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
- Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu phụ.
Theo Khoản 2 – Điều 148 Luật Xây Dựng năm 2014 quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng thì Nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
Theo Khoản 13 – Điều 2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì Văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài phải:
- Là văn phòng được đăng ký hoạt động tại địa phương có công trình xây dựng để thực hiện nhiệm vụ nhận vụ nhận thầu sau khi được cấp giấy phép hoạt động.
- Chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng.
>>> Xem thêm: Quy Định Về Thủ Tục & Lệ Phí Xin Cấp Giấy Phép Xây Dựng Mới Nhất
2. Điều Kiện Cấp Phép Hoạt Động Xây Dựng Và Quản Lý Nhà Thầu Nước Ngoài Hoạt Động Xây Dựng Tại Việt Nam
Theo Điều 71 – Nghị định số 59/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 – Nghị định 100/2018/NĐ-CP, nhà thầu nước ngoài được cấp phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi:
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư.
+ Phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp nhà thầu Việt không đủ năng lực tham gia vào bất cứ công việc nào trong gói thầu).
+ Phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
3. Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Đề Nghị Cấp Giấy Phép Hoạt Động Xây Dựng
Căn cứ vào Điều 4 – Thông tư 14/2016/TT-BXD, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo mẫu (Phụ lục số 1 của Thông tư này).
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về giấy phép thành lập/chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức) và chứng chỉ hành nghề nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp.
- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu (theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này) và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam/hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó có xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện.
- Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này).
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Một số lưu ý: - Đơn đề nghị cấp phép hoạt động xây dựng được soạn bằng Tiếng Việt.
Giấy phép thành lập/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn trừ).
Các giấy tờ, tài liệu khác nếu bằng tiếng nước ngoài cần phải được dịch ra Tiếng Việt (bản dịch được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam).
>>> Xem thêm: Những Trường Hợp Người Dân Được Tự Thiết Kế Xây Dựng Nhà Ở
4. Quy Trình Cấp Giấy Phép Hoạt Động Xây Dựng
Theo Điều 6 – Thông tư 14/2016/TT-BXD, quy trình cấp phép hoạt động xây dựng như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm xem xét hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ: Sẽ thông báo và hướng dẫn một lần bằng văn bản cho nhà thầu biết để bổ sung – hoàn thiện hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong thời gian 20 ngày làm việc sẽ xem xét cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu.
- Đủ điều kiện: Tiến hành cấp giấy phép.
- Không đủ điều kiện: Sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết.
Trên đây là những chia sẻ của Thanh Thịnh về cách làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài. Hy vọng bài viết này sẽ có ích, chúc các bạn thành công!
Video các bước Xây dựng một ngôi nhà đẹp từ đầu đến cuối (xây nhà trọn gói trong 10 phút)
TOP Dịch Vụ Được Quan Tâm Nhất Tại Xây Dựng Thanh Thịnh Trong Tháng Này: Cải tạo nhà quận bình thạnh | Giá nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ | Hoàn thiện nhà quận 9 | Nâng tầng nhà quận 3 | Sửa chữa nhà phú nhuận | Thi công sàn cemboard bình thạnh
Mấy cái thủ tục này thật là loằn ngoằng ghê