Móng nhà là một trong những hạng mục quan trọng nhất khi thi công nhà ở (nhà phố, biệt thự, nhà cấp 4…). Móng nhà đảm bảo sự an toàn, chắc chắn và bền vững cho ngôi nhà. Chọn móng nhà không phù hợp có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng: nứt tường, nhà lún…
Và để chọn được loại móng tốt nhất cho công trình, cùng Thanh Thịnh khám phá bài viết “Các loại móng nhà phổ biến khi thi công nhà ở”. Hiểu Về Móng Nhà Và Nền Móng
Móng nhà là gì?
Móng nhà là phần nằm ở dưới cùng của công trình xây dựng, sửa chữa nhà và thường được thi công bằng các vật liệu như bê tông, cốt thép… Móng nhà đóng vai trò rất quan trọng, là đỡ lực/tải trọng của toàn bộ ngôi nhà. Do đó, xây móng nhà cần đảm bảo độ chắc chắn, bền vững, an toàn.
Nền móng là gì?
Nền móng là thuật ngữ để chỉ phần đất ở phía dưới đáy của móng nhà. Giống như móng nhà, nền móng cũng chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng của ngôi nhà đè xuống. Nếu muốn móng nhà an toàn thì cần chú ý thi công nền móng chất lượng, đảm bảo đủ độ chắc chắn và ổn định.
Tổng Hợp Các Loại Móng Nhà Phổ Biến
1 Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công
a. Móng đơn
Móng đơn hay còn có tên gọi khác là móng cốc. Móng đơn được đặt riêng lẻ trên mặt đất. Tùy theo kết cấu nhà mà móng đơn có thể tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình tám cạnh, hình chữ nhật, hình vuông…
Về mức độ chịu lực, móng đơn có khả năng chống chịu ở mức trung bình. Do đó, chúng thường được sử dụng khi cải tạo và sửa chữa nhà nhỏ lẻ. Móng đơn có chi phí thi công tương đối rẻ so với hầu hết các loại móng nhà khác.
b. Móng băng
Móng băng là loại móng có hình dạng dải dài, kết nối với nhau theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Nếu xây dựng móng băng trên khu vực đất nền yếu, thợ thi công cần bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường mái chắn.
Lưu ý, móng băng chỉ phù hợp với các công trình có chiều rộng nhỏ hơn 1.5m. Đối với các trường hợp lớn hơn 1.5m, nên sử dụng các loại móng nhà khác như móng bè. Móng băng được sử dụng phổ biến ở các công trình dân dụng bởi giá thành vừa phải, dễ thi công, khả năng chịu lực khá tốt.
c. Móng bè
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện và móng bản. Thông thường, loại móng này được sử dụng cho các trường hợp:
- Công trình có nền đất yếu, sức kháng nền thấp.
- Công trình có yêu cầu riêng về kết cấu, ví dụ dưới nhà có hồ bơi, tầng hầm, bể chứa nước…
- Kết cấu nhà cao tầng lún lệch không đều.
Móng bè được xây dựng trải rộng toàn bộ diện tích công trình giúp phân bổ tải trọng lên đều nền đất, giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún nền.
2 d. Móng cọc:
Móng cọc là loại móng được xây dựng xuống tầng đất sâu. Lớp sỏi, đá, đất nằm ở dưới sâu có vai trò chịu đựng tải trọng công trình truyền xuống.
Về kết cấu, móng cọc được chia thành hai phần: đài cọc và cọc. Phần cọc có khả năng đóng sâu xuống lòng đất giúp tăng khả năng chịu lực cho phần móng. Có thể thi công móng cọc bằng các vật liệu như: cọc tràm, cọc tre, cọc bê tông cốt thép…
3 Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng
a. Móng nhà xây bằng gạch
Móng nhà bằng gạch được làm từ gạch không nung hoặc gạch nung. Loại móng nhà này thường được sử dụng cho các công trình nhà cấp 4, công trình phụ, nhà tạm, các công trình có tải trọng nhỏ. Lưu ý không nên xây móng nhà bằng gạch ở các vùng đất có nền yếu, địa chất từng là hồ, đầm ngập nước, ao.
b. Móng nhà bằng đá hộc
Móng nhà bằng đá hộc thường được thấy tại các công trình lớn hoặc được yêu cầu riêng bởi chủ đầu tư. Vì chi phí vận chuyển cao nên loại móng nhà này phổ biến ở những vùng gần nguyên liệu (thường là vùng núi).
c. Móng nhà bằng gỗ
Móng nhà bằng gỗ dùng phương pháp gia công cọc tre hoặc gỗ trên nền đất yếu. Vì có chi phí rẻ và ít kiên cố nên thường được dùng cho các công trình tạm.
d. Móng nhà bê tông/bê tông cốt thép
Móng nhà bê tông được ứng dụng khá phổ biến bởi sự linh hoạt (phù hợp với nhiều loại địa chất địa hình) và tính bền chắc. Móng nhà bê tông được chia thành 2 loại:
- Móng nhà bê tông không cốt thép.
- Móng nhà bê tông cốt thép.
Khi so sánh về tính năng, móng nhà bê tông cốt thép chắc chắn, khả năng chịu lực tốt hơn so với loại móng không cốt thép.
e. Móng nhà hỗn hợp
Móng nhà hỗn hợp được cấu thành từ hai loại vật liệu trở lên để đáp ứng các yêu cầu về thiết kế và thi công. Tuy nhiên, một loại vật liệu gần như chắc chắn được sử dụng khi xây dựng khi xây móng nhà hỗn hợp đó chính là bê tông.
Bài viết trên tổng hợp các loại móng nhà phổ biến khi thi công nhà ở. Tùy theo đặc điểm công trình và yêu cầu về chi phí để có sự cân nhắc và lựa chọn. Nếu vẫn phân vân hoặc muốn nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn, bạn có thể liên hệ với Thanh Thịnh – Đơn vị hoàn thiện nhà, cải tạo nhà chuyên nghiệp theo hotline: 0909 00 55 30.
Video các bước Xây dựng một ngôi nhà đẹp từ đầu đến cuối (xây nhà trọn gói trong 10 phút)
TOP Dịch Vụ Được Quan Tâm Nhất Tại Xây Dựng Thanh Thịnh Trong Tháng Này: Cải tạo nhà hcm | Giá tấm Cemboard | Hoàn thiện nhà quận 9 | Nâng tầng nhà bằng vật liệu nhẹ | Sửa chữa nhà phú nhuận | Thi công sàn cemboard bình thạnh